Một trong những môn mỹ thuật đòi hỏi sự kiên nhẫn và độ chính xác cao đó là Hình Họa (Dessin), bởi lẽ nó như là một mảng khoa học cứng ngắt trong một khu vườn nghệ thuật bay bổng với các thao tác đo đạc kỹ lưỡng được lồng ghép trên một nền màu sắc đầy cảm hứng... với người mới học vẽ thì đây là một quá trình luyện tập thực sự.

Vì vậy có thể nói khi nghiên cứu về hình họa, người vẽ đang dùng toán học để đo đạc cái đẹp cân đối của cơ thể. Bài viết dưới đây là một trong chuỗi bài giới thiệu các khái niệm về hình họa, những kiến thức cần trang bị cho người vẽ, và các kỹ thuật dựng hình đúng cách, đúng tỉ lệ. Từ đó đưa ra quy trình các bước vẽ một bài hình họa và các tiêu chí về một bài hình họa đẹp nhằm chia sẻ kinh nghiệm với các bạn cùng quan tâm.

Bài viết sẽ lần lược giới thiệu các nội dung sau

Nội Dung

Như vậy Hình họa là gì?

HÌNH là dạng thái bên ngoài của một vật thể cho thấy nó đang hiện hữu, tạm gọi là hình thực hay hình trước mắt, và cũng có thể chỉ là bóng dáng phảng phất trong ý tưởng của mỗi người, gọi là hình ảo hay hình tưởng tượng. Dù là thực hay ảo, cả hai đều có thể truyền đạt hay tái hiện trên mặt phẳng bằng phương pháp đồ họa hay hội họa. Đấy là những hình vẽ (dessins, figure drawing), thường được chuyển điệu hóa thành những danh từ: hình ảnh, hình bóng, hình dạng, hình thể, hình tượng v.v... tùy theo hiệu quả ghi nhận của người xem.

Tác phẩm của họa sĩ Steven Assael

HÌNH HỌA là bộ môn nghệ thuật tạo hình dựa trên cơ sở nghiên cứu về luật xa gần và cơ thể học, nhằm thể hiện tính chân thực của sự vật, hiện tượng dưới nhận thức thẩm mỹ của họa sĩ thông qua hoạt động nghiên cứu các hình mẫu trong tự nhiên.

Vị trí hình họa trong lĩnh vực hội họa

Hình họa là một trong bốn yếu tố cơ bản trong hội họa theo thứ tự sau đây

1. Bố Cục ---- 2. Hình Họa ---- 3. Màu Sắc ---- 4. Biểu Cảm

Thứ tự thứ 2 (chỉ đứng sau bố cục) nói lên tầm quan trọng của hình họa trong thế giới mỹ thuật mà rõ nét nhất là trong hội họa và điêu khắc. Hình họa có mặt trong bố cục với các tranh chân dung, tranh sinh hoạt và nhóm dáng. Hình họa có mặt trong phong cảnh với các hình ảnh con người với thiên nhiên. Hình họa có hầu hết trong các tuyệt tác nghệ thuật thời kỳ Phục hưng trong những hình thể thiên thần trong thần thoại Hy Lạp - La Mã.

Tác phẩm The kiss của điêu khắc gia Rodin

Các thể hình họa

  • Hình họa mô phỏng (imitation drawing): Đây là hình họa sao chép để vẽ lại một tác phẩm đã có từ trước. Dòng tranh này được đăng ký và tồn tại một cách hợp pháp với thông tin được ghi rõ ràng là tranh sao chép, nếu không sẽ bị xem là tranh giả.
  • Hình họa theo tự nhiên (Drawing from nature) Vẽ theo mẫu thực tế, vẽ tả thực. Người vẽ có thể tham gia vào bố cục tranh như phóng to thu nhỏ, di dời, thêm bớt để tác phẩm đạt mức độ nghệ thuật hơn khung cảnh bừa bộn bên ngoài.
  • Hình họa theo trí nhớ (Memory drawing) Vẽ từ hình ảnh ấn tượng trong tâm trí mà người vẽ đã từng được thấy trước đó. Tác phẩm hình thành sẽ có sự đóng góp rất lớn từ ý tưởng chủ quan của họa sĩ, thậm chí nó cũng được xem là tranh sáng tác trong một khung cảnh tưởng tượng.
  • Hình họa ba bút chì (đen, đỏ, trắng) (Drawing with three pencils) như một số tác phẩm của họa sĩ Nam Sơn.

Học hình họa có khó không?

Tính khắc khe của môn học hình họa là rất dễ nhận ra lỗi, do hình thể con người là thứ quen mắt mà ai cũng nhìn thấy mỗi ngày. Sai lầm thường mắc phải trong việc dựng hình là lệch hình, mất cân đối, sai tỉ lệ, … mà khi nghiên cứu hình thái giải phẫu nhìn là thấy ngay. Ví dụ như bạn đang dựng một hình và bị người khác nhận ra... cái đầu to quá, hoặc tay chân ló ra ở những vị trí không hợp lý. Tất nhiên là để tránh các lỗi này người vẽ cần nắm vững kỹ thuật dựng hình mà thậm chí còn biết cả 1 số thủ thuật thông minh nào đó.

Các kỹ thuật dựng hình

  1. Trục hình chính xác
  2. Vẽ luôn cả những phần khuất
  3. Kích thước các phần cơ thể phải cân đối

 

No comments

Leave your comment

In reply to Some User