Trong các ứng dụng kỹ thuật số, bảng lệnh layer là nơi hỗ trợ nhiều tính năng nhất. Tại nơi này, bạn có thể chọn chính xác đối tượng để thao tác mà không ảnh hưởng các layer khác. Cũng tại đây mà bạn có thể áp các hiệu ứng hòa trộn giữa các layer để tạo ra hàng loạt các hiệu ứng khác nhau. Với Procreate thì bảng lệnh layer còn làm được nhiều hơn thế.

Ở phiên bản 3.2 , bảng lệnh layer được làm mới gần như hoàn toàn. Chỉ lướt qua sơ sơ mà mình đã có 22 thủ thuật ở đây, chỉ riêng trên bảng lệnh layer của ứng dụng procreate 3.2

 

CÁC THAO TÁC ĐA CHẠM

tip 1. Chọn layer:

Muốn chọn layer nào, tap lên layer đó

tip 2. Ẩn layer (hide)

Tắt checkbox cuối layer

tip 3. Áp các phép biến đổi lên đối tượng (transform)

Bao gồm các thao tác Move, Scale, Rotate, Shear, Distort,...

  • Tap chọn layer
  • Chọn nút transform trên thanh menu 
  • Các phép biến đổi (Transform)
    • Di chuyển (Move): Kéo di chuyển cả cụm layer
    • Chỉnh kích thước (Scale): Dùng 2 ngón tay tap và banh rộng để phóng to, làm ngược lại để thu nhỏ
    • Xoay (Rotate): Dùng 2 ngón tay tap và xoay để quay đối tượng
    • Kéo xiên (shear, skew): Dùng 1 ngón tay kéo điểm giữa cạnh khung bao
    • Kéo lệch góc (distort): Dùng 1 ngón tay chạm lên góc khung bao trong 1 giây, kéo góc khung bao

tip 4. Gộp nhiều layer thành 1 layer (Merge)

Dùng 2 ngón tay chạm lên 2 layer và kéo chúng vào nhau.

tip 5. Chọn nhiều layer cùng 1 lúc:

Tính năng này cho phép bạn áp các thao tác lên hàng loạt nhóm cùng 1 lượt. Ví dụ như di chuyển 2 layer cùng 1 lúc. Để chọn nhiều layer cùng 1 lúc

  • Chọn layer chính: Tap chọn
  • Chọn các layer đi theo: Vuốt layer sang phải.

  • Bỏ chọn nhiều layer: tap lên layer chính
  • Bỏ chọn 1 layer nào đó: Vuốt layer sang phải một lần nữa

tip 6. Nhóm các layer (Group layer)

Tính năng này sẽ làm cho bảng lệnh layer gọn gàng hơn, không bị kéo dài thậm thược, do các layer có cùng vai trò được gom vào trong một group.
Cách thực hiện: Sau khi nhiều layer đang được chọn cùng một lúc, bạn tap lên nút 3 gạch ngang ở góc trên, phải bảng lệnh layer

Ungroup layers: kéo các layer ra khỏi nhóm

tip 7. Xóa nhiều layer cùng 1 lúc (Delete)

Sau chọn nhiều layer như trên, bạn tap lên nút "dấu trừ" ở góc trên, phải bảng lệnh layer

tip 8. Áp các phép biến đổi lên nhiều layer (transform)

Ví dụ như bạn vẽ 1 cành hoa, với cành và các cánh hoa trên các layer khác nhau. Giờ đây bạn có thể xoay hay di chuyển cả cành hoa cùng 1 lúc. Cách thực hiện

  • Chọn nhiều layer (tip 2)
  • Tap lên nút transform: 
  • Thực hiện như chúng là 1 đối tượng ở tip 3

tip 9. Làm layer trong suốt (transparency)

  • Cách 1: Sử dụng menu Filters: 
  • Cách 2:
    • Tap 2 ngón lên layer để kích hoạt chế độ trong suốt
    • Giữ 1 ngón tay lên màn hình và trược ngang để điều chỉnh độ trong suốt
  • Cách 3: Sử dụng menu "N" ở tip 18

tip 10. Không tô lên nền (Alpha lock)

Dùng 2 ngón vuốt layer sang phải, layer sẽ vào chế độ Alpha lock (thumbnail có nền ca rô)

Lúc này nếu sử dụng cọ vẽ 1 đường lên màn hình. Mực chỉ ăn lên mảng màu, mà không phạm lên phần nền trong suốt.

 

KHÁM PHÁ MENU TAP TRÊN THUMBNAIL

 

Dưới đây là menu đầy đủ nhất khi tap 1 ngón lên thumbnail của layer

tip 11. Đổi tên layer (Rename)

tip 12. Chọn các đối tượng trong layer (Select)

Tất cả các đối tượng trong layer sẽ được chọn 1 lượt. Thao tác này giống như bạn tap vào nút Selection trên thanh menu vậy

tip 13. Copy các đối tượng trong layer

Thao tác này giống như nút copy trong menu "vuốt màn hình xuống bằng 3 ngón). Để dán đối tượng vô layer nào thì chọn layer đó và cũng dùng 3 ngón tay vuốt màn hình đường thẳng từ trên xuống, sẽ xuất hiện menu paste

tip 14. Đổ màu vô layer (Fill)

Thao tác này sẽ đổ màu hiện hành vô layer.

Lưu ý:

  • Thao tác này khác với thao tác kéo màu lên mảng. Với một mảng trắng trơn thì "Fill" và "kéo màu" đều đổ màu phủ lên mảng. Tuy nhiên nếu mảng đã có nét cọ thì thao tác "kéo màu" không phủ màu đều lên mảng được màu phải dùng "Fill".
  • Nếu layer đang trong chế độ lock alpha (tip 9), thì khi Fill sẽ thực hiện thao tác phủ màu lên mảng mà thôi (không tô lên nền).

tip 15. Xóa các mảng trong layer (Clear)

Thao tác này tương đương với chạm 3 ngón và lia nhanh qua lại ngang trên màn hình

tip 16. Áp phối cảnh (Assist)

Là chức năng hỗ trợ chế độ perspective guide. Ở chế độ này các đường thẳng sẽ theo các đường perspective xuôi về điểm tụ trong phối cảnh. Lưu ý chế độ perspective trong Action > Canvas > Perspective guide phải "on"

tip 17. Chế độ tham chiếu (Reference)

Ở chế độ này các layer khác sẽ sử dụng làm layer hiện hành làm layer tham chiếu (layer ref). Chức năng:

  • Đổ màu mảng lấy theo nét của layer ref. Layer. Ví dụ như Layer reference có 1 nét đường tròn, nếu đổ màu lên layer khác thì màu sẽ lấp đầy mảng theo đường tròn trên Layer reference
  • Đổ màu nền mà không ảnh hưởng đến màu cọ (Ref. Layer)

 

KHÁM PHÁ MENU VUỐT PHẢI

 

Tap lên giữa layer và kéo sang phải

tip 18. Lock layer (khóa layer)

Đây là tính năng được mong đợi nhất. Với tính năng khóa layer bạn có thể thao tác lên layer nằm bên dưới mà không bị nhầm. Ví dụ: Khi tô màu lên layer "mảng" cần giữ layer "nét vẽ" nằm ngay trên để xác định ranh giới các mảng màu khác nhau.

tip 19. Nhân bản thêm một layer mới (Duplicate)

tip 20. Xóa layer (Delete)

 

KHÁM PHÁ MENU TAP LÊN CHỮ N

 

tip 21. Độ trong của layer (Opacity)

Như đã đề cập ở tip 8: độ trong có thể được chỉnh bằng menu Adjustment và thao tác tap 2 ngón lên layer

tip 22. Các chế độ hòa trộn (Blending modes)

Cũng như các phần mềm xử lý ảnh mạnh mẽ khác, các chế độ hòa trộn là cách thiết lập để tạo ra các hiệu ứng cộng gộp nhiều layer tương tác lẫn nhau

Darken blend modes

  • Multiply
    The best mode for darkening. Great for creating shadows and removing whites and other light colors.
  • Linear Burn
    Darker than Multiply but less saturated than Color Burn.
  • Color Burn
    Darker than Multiply with more saturated ​
    mid-tones and slightly reduced highlights.

Lighten

  • Lighten
    If the pixels of the selected layer are lighter than the ones on the layers below, they are kept in the image.
  • Screen
    Lightens the layer where it blends with the pixels beneath. Screen is the exact opposite to Multiply mode and visually will make dark pixels appear transparent.
  • Add
    Similarly to Screen, Add lightens the layers underneath. However, it has a much greater effect, causing awesome effects like blooming lights or image burn.
  • Color Dodge
    Brighter than the Screen blend mode. Typically results in saturated mid-tones and blown highlights

Contrast

  • Overlay
    Uses a combination of the Screen blend mode on the lighter pixels, and the Multiply blend mode on the darker pixels.
  • Hard Light
    Works similar to Overlay, but uses the selected layer’s intensity.
  • Soft Light
    A half-strength application of the Overlay mode resulting in a softer, more organic effect.

Difference

  • Exclusion
    Produces an effect like a photographic negative, but with less contrast to the Difference blend mode. Mid range colors tend to go grey and ‘washed out’.
  • Difference
    Produces a negative or inverted effect relative to the difference between the layers. Black pixels denote no difference between layers.
  • Subtract
    Subtracts the selected layer’s color from the underlying colors. If the selected color is black the result color is the underlying color.

Color

  • Hue
    Takes the luminosity and saturation of the underlying colors and the hue of the blend color. Try overlaying an artwork with a Hue layer to change the mood.
  • Saturation
    Result color has the luminosity and hue of the layers below and the saturation of the selected layer.
  • Color
    Color uses the luminosity of the layers underneath and the hue and saturation of the selected layer. Grey levels are maintained which is very useful for coloring monochrome images.
  • Luminosity
    Luminosity uses the hue and saturation of the layers underneath and sets the luminosity of the selected layer.

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan