Đây là các thao tác khi bạn di chuyển đến nơi vẽ

Chuẩn bị

  • Chuẩn bị tranh
    • Bố vẽ: Được cắt theo khổ tranh, nên cắt theo nhiều hình dạng (hình chữ nhật, hình vuông, hình panorama) để bị không bị lệ thuộc vào bố cục tranh hình chữ nhật.
    • Dùng băng keo giấy (2,5 cm) dán bố lên bảng vẽ
  • Chuẩn bị màu:
    • Palettes: Màu được nặn lên palettes dựa theo tông màu của cảnh, theo thứ tự từ màu nóng → lạnh
      Burnt Umber Warm - Alizarin Crimson - Cadmium Red Scarlet - Yellow Ochre - Cadmium Yellow Medium - Flake White - Sap Green - Raw Umber Cool - Prussian Blue
      Khoảng cách giữa 2 ô màu không nhỏ hơn 2 bản cọ.
  • Giấy báo củ: Cắt sẵn từng khổ khoảng A5, kẹp lại đặt gần nơi vẽ tiện sử dụng. 
  • Túi đựng giấy dơ tránh bỏ lung tung

Trước khi vẽ

Giai đoạn này chiếm 1/3 tổng thời gian hoàn thành tác phẩm. Ví dụ nếu bạn định vẽ bức tranh trong 1 buổi thì nên dành ra tư 1-2 h cho giai đoạn này 

Chọn cảnh
  • Lựa góc vẽ có bố cục đẹp
  • Ưu tiên bố cục có điểm nhấn
Phân tích bố cục
  • Lấy bố cục: ráp tay thành khung để giới hạn khung vẽ
  • Chỉnh sửa bố cục: Tạo chính - phụ bằng 3 quyền trợ giúp
    • Thêm - bớt chi tiết 
      • Lượt bỏ các phần thừa làm bố cục rối rắm
      • Thêm chi tiết để có bố cục tốt hơn (ví dụ trên cánh đồng có thể thêm ..con trâu)
    • Phóng to - thu nhỏ (ví dụ tăng giảm các lùm cây để tạo bố cục phân tầng)
    • Di dời: Sắp xếp lại 
Chụp ảnh để có thể thêm chi tiết sau này
 
Phân tích cảnh
  1. Điểm nhấn của tranh là gì?
  2. Gam màu của cảnh (màu chủ đạo)
  3. Hướng nắng
  4. Mảng tối nhất - mảng sáng nhất
  5. Tiền cảnh - Hậu cảnh
  6. Tách mảng lớn
  7. Phối cảnh và điểm tụ

VẼ

Phát hoạ
  • Dùng màu trung tính thật nhạt, phát nét các mảng khối. Lúc này bạn có thể định vị bố cục các thành phần trong tranh với 3 quyền trợ giúp.
  • Kiểm tra tỷ lệ: Dùng que đo kiểm tra lại kích thước các mảng chính 
Lót bài
  1. Tách các mảng lớn bằng màu tương đồng pha loãng với dầu thông - chi tiết
  2. Đi tiếp các chi tiết toàn bộ bức tranh định hình bố cục. Lên màu 1 lược và nhanh, tránh tình trạng đi sâu vào chi tiết 1 phần mà chưa định hình các phần còn lại
Tả chi tiết
  1. Tô màu từ màu tối nhất (nhưng không phải màu đen) để giới hạn biên dưới màu và cố định bố cục
  2. Cân màu theo sắc độ (Value)  - chi tiết
  3. Lên màu 1 lượt và nhanh: Do ánh sáng thay đổi rất nhanh từ sáng đến trưa, nên nếu cặm cụi vẽ từng phần thì các mảng sáng tối, bóng đổ sẽ bị lệch (lúc tô màu mảng này thì màu mảng kia đã thay đổi)
  4. Luôn cầm nhiều cọ: cọ màu sáng và màu tối
Pha màu
 
Làm đậm hay nhạt tránh dùng màu đen trắng
  • Tạo màu tối ấm
  • Tạo màu tối lạnh
Bóng đổ dùng màu tương phản
 
Màu trung tính từ màu tương phản
  • Đặt màu chứ k trây màu
  • So màu trên đầu cọ
Trộn màu
  • Trộn màu trên khay
  • Trộn màu trên bố
  • Trộn màu nhạt vô màu đậm
  • Pha trung tính từ màu tương phản
Tô màu lên lớp sơn còn ướt
Tô màu lên lớp sơn đã khô
Bay khía vệt mỏng
 
 
Kiểm tra
 
Lùi xa, nheo mắt, đặt tranh và cảnh cùng về 1 hướng mắt để có thể ngắm 1 lượt để so sánh.
Kiểm tra xa gần bằng cách chổng ngược cảnh (thoát khỏi thói quen thị giác thường ngày)
    1. Bố cục
    2. Xác định mảng nào cần thêm màu nóng, mảng nào cần thêm lạnh
    3. Cân màu theo nguyên lý xa gần
      • Mảng xa:
        • Mờ nhạt
        • không tươi (trung tính)
        • không có màu nóng rực (Lạnh hoá)
          Ví dụ: Đường chân trời không được kẻ rõ, mây chỉ tả lờ mờ
      • Mảng gần
        • Rõ, chi tiết
        • Màu tươi
        • nhiều màu ấm
    4. Cân màu theo nguyên lý màu sắc
      • Phần khuất có là màu bổ túc của màu của đối tượng (ở ngoài sáng)
      • Tôn điểm nhấn bằng màu bổ túc
  1. Áp màu quý
  2. Màu của bầu trời như 1 cái vòm
 

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan