Vẽ lót đơn sắc

đầu tiên là can hình lên toan. sau đó lót nền toan + phác đơn sắc bằng màu nâu đen (như vẽ hình họa đen trắng), phần sáng có người còn lấy giẻ xoa nhẹ đi (giống như cách xử dụng tẩy phần sáng) lớp tiếp theo người ta dùng trắng chì để xử lí ánh sáng vào những vùng sáng + vàng nâu để xử lý trung gian và cận tối, họ chừa lại phần nâu bên tối. và càng về tối lượng sơn sẽ mỏng lại
đây gọi là lớp vẽ đơn sắc. nó sẽ có chỗ dày của vùng sáng và chỗ mỏng, xót nền của vùng tối.
còn video thì như 1 bản in đen trắng chứ không có những hiệu ứng tuyệt vời ấy.
Nhưng mà công nhận video vẽ cũng siêu thật.

Bạn nên đọc cuốn “Kỹ thuật sơn dầu_Nguyễn Đình Đăng” sẽ hiểu kỹ hơn.
Tôi giải thích ngắn gọn thế này, kỹ thuật sơn dầu nhiều lớp về cơ bản gồm những bước sau:

Có 3 cách để tạo thành hoà sắc:
* Trộn trực tiếp màu vào nhau.
* Đặt màu cạnh nhau, màu sẽ tự hoà trộn trong võng mạc khi thay đổi tiêu cự.
* Chồng lớp màu trong_transparent color lên nhau tạo hoà sắc quang học (khúc xạ & tán xạ), gần giống với filter trong pts vậy, kỹ thuật vẽ cá vàng 3D cũng phát triển từ nguyên tắc này)

Như vậy kỹ thuật sơn dầu nhiều lớp hội tụ cả 3 cách tạo hoà sắc.

1. imprimatura layer: Láng toàn bộ tranh bằng một màu trung tính.

2. umber layer: vẽ tổng thể bằng 1 màu đơn sắc, thông thường là nâu umber.

3. Grisaille layer (đen trắng): Đây là lớp quan trọng nhất trong sơn dầu nhiều lớp, giải quyết các vấn đề về đậm nhạt, cấu trúc, chất liệu.
Đen trắng được pha thành 5>7 độ đậm nhạt và vẽ vào các vùng định vị đậm nhạt như tượng mảng.
Các vùng sáng được đắp dày tạo kết cấu bằng kỹ thuật impasto (đắp nổi tạo phù điêu) các vùng tối vẽ trong & mỏng như màu nước.

4. Glazing layer (láng màu):
Giai đoạn này gần giống với việc chồng màu trong màu nước, tuy nhiên màu nước pigment không lơ lửng trong dung dịch vẽ như sơn dầu nên không tạo được khúc xạ ánh sáng.
Sơn dầu có 4 độ trong đục khác nhau giống tuỳ chỉnh opacity trong pts vậy: opaque_semi opaque_semi tranparent_tranparent. Vì vậy thứ tự láng màu cũng dựa trên thứ tự trong đục của màu.

Ở clip này người vẽ thực chất là vẽ theo lối trực tiếp_ala prima, tô màu bệt để đạt ngay hiệu quả trên 1 layer & phủ lấp hoàn toàn lớp grisaille. Nếu vẽ như vậy thì vẽ thẳng trực tiếp luôn mà không cần phải vẽ grisaille làm gì cho mất công.

Mình thì ko rành về kỹ thuật lắm nên có suy nghĩ thiêng về ánh sáng (vật lí) hơn...mọi sự vật, màu sắc mắt nhìn thấy dc đều do as chiếu vào rồi phản xạ đến mắt ta, vì thế những vùng ko nhìn thấy tức là vùng tối ko màu và ko chi tiết...vì vậy cách vẽ định hình đơn sắc các vùng tối, sau đó tả kĩ các vùng sáng nơi có nhiều chi tiết nhìn thấy và màu sắc rõ ràng nhất), giảm dần về phía vùng tối...là cách vẽ tối ưu theo nguyên tắc vật lí (ánh sáng) và tiết kiệm dc tg...

Đó nguyên tắc của máy ảnh & quang phổ ánh sáng, vẫn chỉ là hiển thị 2D trên 1 layer. Hoà sắc quang học kỳ diệu hơn thế nhiều vì có khúc xạ & tán xạ.
Thực ra nguyên tắc hoàn toàn giống với việc sử dụng layer trong pts, có điều hiển thị của sơn dầu nhiều lớp do pigment lơ lửng trong lớp dung dịch vẽ trong suốt nên giống như các lớp kính màu chồng lên nhau. Bạn cứ mường tượng như bây giờ người ta hay làm decor bằng resin vậy, tranh sơn dầu nhiều lớp nó sẽ nổi 3D như vậy.
Dễ hay khó, nhanh hay chậm là do sự thành thục của người vẽ, người không thành thục thì vẽ 1 đường thẳng cũng lệch lạc & tẩy xoá.

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan