Mời các bạn đọc 1 bài viết khá hay từ anh Nguyễn Quang để biết được mình đang ở đâu trong vũ trụ này nhé.

Theo Đại Việt Sử Ký Ngoại Kỷ Toàn Thư, thời Hoàng Đế dựng muôn nước, lấy địa giới Giao Chỉ về phía Tây Nam, xa ngoài đất Bách Việt. Vua Nghiêu sai Hy thị đến ở Nam Giao để định đất Giao Chỉ ở phương Nam. Vua Vũ chia chín châu thì Bách Việt thuộc phần đất châu Dương, Giao Chỉ thuộc về đấy. Từ đời Thành Vương nhà Chu (1063-1026 TCN) mới gọi là Việt Thường thị và tên Việt bắt đầu có từ đấy, tiếp sau đó kỷ Hồng Bàng Thị bắt đầu. Từ bốn nghìn năm trở lại đây, đất nước Việt Nam bắt đầu hình thành từ đất Thăng Long mở rộng vào miền Nam tạo thành hình chữ "S" đặt biệt và diệu kì.

Đất nước Việt Nam là mảnh đất có hình chữ "S" nằm ven biển, bao gồm cả những quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông

 

BÁN ĐẢO ĐÔNG DƯƠNG - Indochina

  • Các lãnh thổ lịch sử thuộc Đông Dương thuộc Pháp gồm 3 nước: Campuchia, Lào, Việt Nam
  • Khái niệm rộng hơn về địa lý và văn hóa, được gọi là "Đông Nam Á lục địa" có thêm: Myanma, Thái Lan và Malaysia

Việt Nam là một trong các nước thuộc bán đảo Đông Dương và lãnh thổ Việt Nam chạy dọc theo bờ biển phía đông của bán đảo này

 

ĐÔNG NAM Á - Southeast Asia

Bản đảo Đông Dương thuộc vùng Đông Nam châu Á. Đông Nam Á là chỗ giao nhau của nhiều mảng địa chất có núi lửa và động đất hoạt động mạnh gồm 11 quốc gia thuộc khối Asian chia thành hai nhóm chính lục địa và quần Đảo

  • Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan
  • Philippines, Malaysia, Singapore, Đông Timor, Indonesia và Brunei

 

CHÂU Á - Asia

Đông Nam Á là một phần của Châu Á. Châu Á là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới, nơi đây hội tụ nhiều nền văn hoá và lịch sử đậm chất Phương Đông.

 

ĐÔNG BÁN CẦU - Eastern Hemisphere

Đông bán cầu, là phần màu vàng trên bản đồ, chỉ khu vực từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến 180o. Thuật ngữ "Đông bán cầu" đồng nghĩa với cụm từ "Cựu thế giới" được sử dụng trong ngữ cảnh chính trị hơn là ngữ cảnh địa lý.

 

TRÁI ĐẤT - Earth

[caption id="" align="aligncenter" width="960"]Góc nhìn trái đất từ vũ trụ, bạn có nhận ra một quốc gia có hình chữ S?[/caption]

Tất cả loài người chúng ta đều đang sống trên Trái đất. Trái đất là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có sự sống bởi nó hội tụ được những điều kiện cần thiết cho sự sống. Nó là hành tinh duy nhất có nước ở thể lỏng. Trái đất được bao phủ bằng nước nên vì thế người ta gọi nó là "Hành tinh xanh" và nó cũng được bảo vệ bởi một lớp khí quyển, tạo điều kiện cần thiết cho sự sống.

 

HÀNH TINH ĐÔI - earth_moon

Trái đất là một trong hai hành tinh được gọi là cặp đội hành tinh vĩnh hằng gồm Trái đất và Mặt trăng. Mặt trăng không phải là một hành tinh mà là một vệ tinh của Trái đất nhưng cả hai đã tồn tại bên nhau từ hàng thế kỷ nay nên được gọi là một cặp đôi hành tinh vĩnh hằng.

 

NHÓM HÀNH TINH VÒNG TRONG CỦA HỆ MẶT TRỜI - Terrestrial planets

Trái đất và mặt trăng nằm trong nhóm hành tinh vòng trong gồm có 4 hành tinh từ Mặt trời đi ra là: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái đất, Hoả tinh. Những hành tinh ở vòng trong có đặc điểm cấu tạo giống nhau là đất đá, silicate (gọi là hành tinh đất hoặc hành tinh đá) do ở trong vùng nóng của Mặt trời nên các vật liệu dễ bay hơi hơn đã bay mất chỉ còn lại những thứ có nhiệt độ nóng chảy cao.

 

HỆ MẶT TRỜI - solar system

Hệ Mặt Trời rộng lớn gồm 8 hành tinh cùng một lượng lớn các vật thể khác gồm các hành tinh lùn (như Diêm Vương Tinh), tiểu hành tinh, sao chổi, bụi và plasma. Tất cả đều quay chung quanh Mặt trời - một ngôi sao, tạo thành một hệ thống hành tinh có Mặt trời là trung tâm.

8 hành tinh trong hệ mặt trời (từ trong ra ngoài)

  • Mercury, Venus, Earth, Mars: sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa
  • Jupiter, Saturn, Uranus, Neptune: sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương, sao Diêm Vương

ĐÁM MÂY LIÊN SAO ĐỊA PHƯƠNG - The Local Fluff

Hệ Mặt Trời chỉ là một phần nhỏ trong Đám mây Liên sao Địa phương (Local Interstellar Cloud – LIC) hay Bông Địa phương (Local Fluff) là đám mây liên kết sao lại (cách nhau khoảng trên 30 năm ánh sáng) và hiện tại Hệ Mặt Trời của chúng ta đang di chuyển trong đám mây liên kết ấy. Hệ Mặt Trời đi vào trong Đám mây Liên sao Địa phương trong khoảng thời gian từ 44.000 đến 150.000 năm trước và dự kiến sẽ vẫn còn bên trong đám mây đó từ 10.000 đến 20.000 năm.

 

BONG BÓNG ĐỊA PHƯƠNG - the Local Bubble

Đám mây liên sao lại nằm trong cụm Bong bóng Địa phương. Nơi đây tập trung một lượng khí hydro với mật độ khoảng 0,05 cm mỗi nguyên tử khối, và kéo dài ít nhất 300 năm ánh sáng. Các bong bóng địa phương là kết quả của một vụ nổ siêu tân tinh trong khoảng từ 2 đến 4 triệu năm.

 

NHÁNH ORION - Orion Spur

Bong bóng Địa phương là một phần nhỏ của nhánh Orion (Orion Arm). Nhánh Orion hay Nhánh Lạp Hộ là một nhánh xoắn ốc nhỏ của Ngân Hà, có bề rộng 3,500 năm ánh sáng và bề dài xấp xỉ 10,000 năm ánh sáng. Hệ Mặt Trời và Trái Đất của chúng ta nằm trong nhánh Orion. Nó còn được gọi là Nhánh Địa phương, Local Spur (Cựa Địa phương), hoặc Orion Spur (Cựa Orion). Nhánh Orion được đặt tên như vậy là do nó gần với các ngôi sao trong chòm sao Lạp Hộ.

 

NHÁNH ĐỊA PHƯƠNG CỦA NGÂN HÀ

Nhánh Orion là một trong các nhánh gọi là các nhánh địa phương của Ngân Hà. Có tất cả 12 nhánh xoắn về phía trung tâm Ngân Hà.

 

DÃI NGÂN HÀ - the Milky Way

Dãi ngân hà là tên gọi của một thiên hà (galaxy) đặc biệt, đó là thiên hà mà chứa thái dương hệ của chúng ta. Vào những đêm trời trong, bạn có thể thấy những dãy sao mờ li ti vắt ngang chân trời đó là những nhánh khác của dãi ngân hà

Dải Ngân Hà là một thiên hà xoắn ốc chặn ngang kiểu SBbc theo phân loại Hubble (dạng thiên hà hình đĩa có các nhánh liên kết không chặt chẽ và có phần gần trung tâm lồi hẳn lên) có khối lượng xấp xỉ 1012 khối lượng của Mặt Trời (M☉), có khoảng từ 200 tới 400 tỷ ngôi sao (định tinh). Dải Ngân Hà có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng. Khoảng cách từ Mặt Trời đến trung tâm dải Ngân Hà khoảng 27.700 năm ánh sáng.

 

NHÓM THIÊN HÀ ĐỊA PHƯƠNG - Local Galactic Group - ELitU

Nhóm Địa phương là nhóm các thiên hà bao gồm Ngân Hà. Nhóm này chứa hơn 54 thiên hà trong đó có các thiên hà lùn. Tâm hấp dẫn của nhóm nằm ở vị trí đâu đó gần giữa Ngân hà và thiên hà Andromeda. Nhóm Địa phương có đường kính hơn 10 triệu năm ánh sáng (3,1 mêgaparsec) và sự phân bố của các thiên hà trong nhóm tạo nên nhóm có hình quả tạ. Nhóm này có khối lượng vào khoảng 1,29±0,14 ×1012 M☉ và vận tốc phân tán vào khoảng 61±8 km/s. Nhóm Địa phương thuộc về nhóm thiên hà lớn hơn gọi là Siêu đám Xử Nữ (hay Siêu đám Địa Phương).

 

SIÊU NHÓM VIRGO - The Virgo Supercluster

Siêu nhóm Virgo (The Virgo Supercluster - Virgo SC) chứa nhiều cụm thiên hà địa phương. Ít nhất có một 100 nhóm thiên hà và cụm thiên hà tạo thành và có đường kính khoảng 33 megaparsec (tức 110.000.000 năm ánh sáng).

 

SỢI THIÊN HÀ ĐỊA PHƯƠNG - local supercluster

Siêu nhóm Virgo là một trong những sợi thiên hà gần nhất trong khoảng 500.000.000 năm ánh sáng.

 

VŨ TRỤ (PHẦN QUAN SÁT ĐƯỢC) - Observale Universe

Sợi thiên hà chính là một phần của vũ trụ bao la rộng lớn. Vũ trụ là toàn bộ hệ thống không-thời gian trong nó chúng ta đang sống, chứa toàn bộ năng lượng hay vật chất. Theo thuyết Vụ Nổ Lớn, vũ trụ bắt nguồn từ một trạng thái vô cùng đặc và vô cùng nóng (điểm dưới cùng). Từ đó, không gian đã mở rộng cùng với thời gian và làm cho các thiên hà di chuyển xa nhau hơn. Hình dáng của vũ trụ đã được gợi ý là khá "phẳng" nhờ kết quả chụp của WMAP về bức xạ phông vi sóng vũ trụ.

ĐA VŨ TRỤ

Đa vũ trụ là giả thiết về sự tồn tại song song các vũ trụ (kể cả vũ trụ mà chúng ta đang sống) với không gian (ba chiều) và thời gian khác nhau bao gồm không thời gian, tất cả vật chất về năng lượng và động lượng. Đa vũ trụ cấp 1: Các vũ trụ (quan sát được) là những vùng trong vòng tròn đỏ, có chữ thập đỏ ở giữa, "nối" với nhau qua hố trắng, đường hầm lượng tử.

Đấy là tất cả những gì mà loài người chúng ta đã tìm được về vị trí đứng của mình trong thế giới bao la rộng lớn đến vô tận vĩnh hằng đó và so lại chúng ta nhỏ bé như thế nào. Có nói nói rằng vũ trụ là nhỏ bé ?

Nguyễn Quang - dangquang kdc (Sưu tầm - biên soạn theo Newone)

[embed]https://youtu.be/jfSNxVqprvM[/embed]

 

 


trích từ "http://my.opera.com/dangquangkdc/blog/chung-ta-o-dau-trong-vu-tru"

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan