Năm nhuận (tiếng anh là leap year) là hiện tượng 1 năm có dư ra thêm 1 ngày (dương lịch) hay 1 tháng (âm lịch). Khoảng thời gian thêm vào đó là để đảm bảo cho vòng quay của trái đất quanh mặt trời lọt vô đúng 1 năm.

Để tính toán và đo lường, nhân loại đã cho ra đời các con số.. và kích thước thường được gán cho 1 giá trị chẵn để dễ tính toán. Ví dụ như 2 bao, 4 đồng, 5 m... Tuy nhiên thế giới vẫn luôn tồn tại những con số lẻ.. và thậm chí thật lẻ mà chúng ta không thể làm ngơ do chúng cực kỳ quan trọng, ví dụ như tỉ số độ dài cung tròn với đường kính của chính nó, hay độ dài đường chéo tính theo cạnh của 1 hình vuông.. Và chuyện 1 năm không phải là 1 con số 12 tháng tròn trịa cũng từ những tỉ số như vậy. Nếu như 1 năm được định nghĩa là 1 vòng quanh của trái đất quanh mặt trời, thì thời gian trái đất di chuyển 1 vòng rồi quay về điểm khởi đầu sẽ bị hụt đi 1 chút xíu so với 12 tháng (ngắn hơn 1 tí) và phần thiếu hụt "chút xíu" này là vấn đề gây ra năm nhuận (Xem thêm cách tính của lịch dương)

Tại sao 1 năm lại có ý nghĩa đến như thế?

Lịch sử của bộ lịch được tạo ra để đo thời gian mà ý nghĩa thực tiễn nhất là xác định các mùa vụ. Thời thiết thay đổi trong một năm khiến cho sinh hoạt các loài chỉ thích hợp vào thời điểm này mà không thích hợp ở thời điểm khác, như công việc đồng áng, vườn tược, chăn nuôi..

Thế nên bộ lịch dù có là thế nào đi nữa thì cũng phản ánh đúng các mùa trong năm, tương ứng với từng tháng trong nó, và điều đó phải luôn được giữ không thay đổi. Ví dụ tháng 8 năm nay là mùa thu thì không thể có tháng 8, của 1 năm nào đó, lọt vào mùa hạ được.

Thế nào là 1 năm thiên văn?

Năm thiên văn, còn gọi là năm thời tiết, là thời gian trái đất di chuyển đúng 1 vòng quanh mặt trời. Tiếc thay đó lại là 1 con số vô cùng lẻ

365 ngày + 5 giờ + 48 phút + 46 giây (chắc là còn có lẻ nữa)

Dương lịch nhuận

Lịch Julian (theo tên của Julius Caesar) có 365,25 ngày trong 1 năm, được sử dụng từ năm 45 TCN, vẫn chưa hoàn hảo. Vì nếu làm tròn phần lẻ thành 6 giờ thì cứ 4 năm được thêm 1 ngày, năm đó sẽ có 366 ngày. Ngày thêm sẽ là ngày 29/2 của năm đó. (Ai mà sinh vào ngày này thì 4 năm chỉ được 1 lần sinh nhật thôi). Tuy nhiên rắc rối vẫn còn ở những con số lẻ li ti nữa, nên cứ sau 128 năm sự sai biệt lại lên đến một ngày (dù là đã cộng thêm 1 ngày sau mỗi 4 năm). Cho đến tháng 10 năm 1582, Giáo hoàng Gregory XIII phát hiện ra rằng loại lịch của người La Mã đang sử dụng đã bị chậm hơn mùa vụ 10 ngày. Do đó ông ta quyết định là ngày thứ 5 ngày 4/10/1582 sẽ là ngày cuối cùng của lịch La Mã và ngày sau đó sẽ bắt đầu lịch mới: Lịch Gregorian.

Giáo hoàng Gregory XIII

Lịch Gregorian chỉ khác với lịch La Mã cổ đại ở một thay đổi nhỏ là năm nào có 2 số tận cùng là 00 mà không chia hết cho 400 sẽ không phải là năm nhuận và ngược lại. Ví dụ năm 1900 không phải là năm nhuận và tháng 2 năm đó chỉ có 28 ngày. Để dễ nhớ chúng ta có công thức sau

  • Những năm chia hết cho 4 là năm nhuận (có ngày 29/2)
  • Nhưng không tính năm có 2 số 00 cuối cùng (như 1900, 2100 sẽ không có ngày 29/2 dù chia hết cho 4)
  • Nhưng lại tính cho các năm tận cùng là 00 mà chia hết cho 400 (ví dụ năm 2000 chia hết cho 400, nên năm 2000 có ngày 29/2)
Stonehenge (Wiltshire, England) được giả thuyết là di tích về 1 đài thiên văn cổ

 

 

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan