Trong một chuyến đi vẽ thực tế với khoa ở Phan Rang, tôi may mắn chứng kiến một lễ hội lên chức cả làng của người Chăm vào mùa nước lên.

Thể loại: Ảnh chất lượng cao (180 ppi, 4000 px x 3000 px)
Máy ảnh: Panasonic DMC-FS15
Địa điểm: Phan Rang - Ninh Thuận
Thời gian: 19/02/2011
Định dạng: JPG
Dung lượng: 5,1 MB/ jpg (x 28 jpg = 121 MB)
Download ảnh 300 ppi  Click phải lên ảnh và chọn Save link as...

 

Thực ra buổi lễ này kéo dài 3 ngày và lúc này mới là ngày chuẩn bị. Dù vậy, từ đằng xa tôi đã thấy cảnh tụ hội rộn ràng, lễ phục sặc sỡ.. bên ngoài các cô đang chuẩn bị bếp núc, sít vô trong lề có bóng mát, các bà đang tụm lại bên những khay trầu

 

 

 

Bên trong là thanh niên đang tiếp tục khâu chuẩn bị, trên phản là các nhân vật vai vế đang đàm đạo, uy nghi. Vậy dân tộc này vẫn theo chế độ phụ hệ như người kinh chúng ta.

 

 

 

Lễ hội được quây bằng vách tre đan đơn sơ như hàng trăm năm trước. Đàn ông được ngồi ở vị trí trang trọng với trang phục truyền thống màu trắng pha thêm đỏ và vàng.

 

 

 

 

 

 

Bát gặp 1 dáng vẻ uy nghi ở nơi trang trọng nhất: Áo và khăn quấn màu trắng, quàng quanh cổ là một dãi khăn đỏ tươi, tay nải màu vàng, và cây gậy bịt vàng 2 đầu... vị này có thể là tân Cả làng đây

 

Thoáng chốc tôi cảm giác như một du khách lạc bước đến một bộ tộc thân thiện nào đó mà không phải mình đang ở việt nam. Phan Rang có cái hay là vậy, khí hậu hoang mạc.. đâu đâu cũng thấy xương rồng. thậm chí xương rồng còn được làm hàng rào nữa. điều đó tạo nên 1 cảnh trí khác lạ hơn nhưng vùng khác, đặc biệt là khác hẵn đồng bằng nam bộ sông ngòi chằng chịt, đi đâu cũng thấy 1 khung cảnh giống nhau. Cư dân nơi đây phần lớn là dân tộc chăm có tiếng nói và ngôn ngữ riêng. Giờ tôi còn được biết thêm về lễ phục phản phất kiểu người trung đông huyền bí.

 

 

Phụ nữ thì trang phục sặc sỡ, khăn choàng đầu, ngồi tụm bên ngoài tán chuyện, ăn trầu. Hình như trang phục truyền thống phụ nữ chăm là loại áo dài phủ xuống chân thì phải.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Với những dịp như vầy, khỏi phải nói với đám sinh viên chúng tôi, cứ lao vào chụp lấy chụp để như .. ma đói. Vậy mà cuộc lễ vẫn diễn ra 1 cách vui vẻ, nhẹ nhàng đầy thân thiện. Không hề có một thái độ khó chịu phiền hà với những người khách quấy rối không mời mà tới đám chúng tôi.

Cầu chúc cho người Chăm luôn giữ mãi được những bản sắc của riêng mình

 

No comments

Leave your comment

In reply to Some User