“Thuyền buồm Đông Dương” xuất bản năm 1949, là bộ sưu tập các loại thuyền buồm việt nam được JB Pietri, một nhà nghiên cứu sử học người Pháp, vẽ và mô tả cấu trúc về kỹ thuật đóng tàu và hoạt động đi biển của ngư dân Việt Nam.

Đây là tư liệu quý cho người làm nghệ thuật nói chung, họa sĩ nói riêng khi cần tham khảo các kiểu dáng tàu thuyền việt nam trong tác phẩm của mình.

"Vùng đất An Nam, nơi có hơn 1200 km bờ biển, ước tính có hơn 500.000 người dân làm nghề đi biển"

"Trên một vùng biển có tỷ lệ lốc xoáy càn quét thuộc hàng cao trên thế giới từ những đám mây ngoài khơi và kết thúc ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, ngư dân phải đối mặt với các cơn gió chuyển hướng táo bạo nhất có từ thời nguyên thủy làm cho họ tin vào sự may rủi "..

Những con thuyền của ngư dân Việt Nam được trang trí rất nhiều biểu tượng khác nhau, tùy theo vùng miền, thường mang nhiều ý nghĩa tâm linh như cầu mưa thuận gió hòa hay sự sung túc.

Đồ trang trí tàu thuyền

Ghe Mành ở Nghệ An

Những chiếc thuyền mành thường gặp ở vùng vịnh Bắc Bộ; có tải trọng nhỏ, từ 5-25 tấn, hoạt động mạnh trong khu vực vịnh Hòn Gai, Cát hải, Cát Bà, kéo dài đến bán đảo Đồ Sơn.

Vào mùa gió, vùng biển Nghệ An bị xáo trộn bởi những đợt sóng mạnh. Những cơn bão cũng xảy ra nhiều và dữ dội hơn các vùng biển khác. Nơi đây thật sự là một khu vực đáng sợ với các thủy thủ nước ngoài. Trên bờ biển này có những bờ cát và nơi trú ẩn tạm thờ các cơn bão, gió biển

Những chiếc ghe mành của người dân địa phương Nghệ An được thiết kế chắc chắn và thích nghi với điều kiện đi biển trong khu vực. Các chuyến đi biển sẽ được bảo vệ tốt nhờ có các tấm mành chống đỡ gió giật, đưa tàu vào cạn sẽ được dễ dàng hơn.

Thuyền Mũi Né

Nằm cách thành phố Phan Thiết 21 km men theo một đường bờ biển đẹp như một bức tranh, Mũi Né là một cảng nhỏ giao thương hành hải và đánh cá của tỉnh Bình Thuận, được biết đến như là một trung tâm sản xuất nước mắm lớn ở khu vực Nam Trung Bộ.

Mũi Né cũng là một trung tâm đóng tàu mà danh tiếng vượt ra ngoài biên giới của An Nam. Các thợ chạm gỗ và thợ mộc Mũi Né là các bậc thầy chuyên nghiệp đã có từ lâu đời. Chiếc Bàu Ghe là mô hình của họ còn được sử dụng cho đến ngày nay ở Quảng Ngãi.

Thuyền Thúng miền trung

Thuyền thúng, loại thuyền đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc đánh bắt hải sản gần bờ. Loại thuyền nhẹ này cũng có thể được mang theo thuyền buồm.

Thuyền Lưới Vịnh Hạ Long

Thuyền miền bắc có trọng tải nhỏ từ 5-25 tấn, rải rác khắp Bắc Bộ, từ Cát Hải, Đông Vịnh và Hòn Gai đến bán đảo Đồ Sơn, đặc biệt là phía đông của nó.

... và các kiểu thuyền có buồm ở Đông Dương nói chung.


Nguồn tham khảo:

http://belleindochine.free.fr/Voiliers.htm

http://infonet.vn/dong-tau-va-di-bien-cua-ngu-dan-vn-duoi-goc-nhin-cua-nguoi-phap-post26545.info

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan