Khả năng tái tạo màu sắc

Trong nỗ lực tái tạo màu sắc, ở mỗi lĩnh vực có 1 phương cách riêng.

Trong đèn chiếu, màn hình, chúng ta có hệ màu RGB, Hex..
Trong in ấn có CMYK, Pantone..
Trong hội hoạ có RYB
Cho nên để xác định chính xác 1 màu, bạn phải biết màu đó đang dùng trong hệ màu gì để xác định được thông số kỹ thuật của nó.

Ví dụ như bạn không thể đề nghị nhà in cho bạn màu xanh 1 cách chung chung được, vì có rất nhiều màu xanh với độ đậm nhạt khác nhau.

Hãy tìm hiểu tên của màu xanh dưới đây trong từng hệ màu cụ thể.
Màu kỹ thuật số

Hệ màu HSB
Hệ màu HSB

Hệ màu mô phỏng cảm thụ mắt người đối với màu sắc dựa trên 3 thuộc tính: Hue (sắc tố), Saturation (Độ bão hoà), Brightness (độ sáng) thể hiện tất cả các màu sắc trong tự nhiên trên màn hình

Tưởng tượng hệ màu HSB là 1 hệ trục toạ độ không gian, mà trong đó 3 trục lần lược sẽ là H, S và B
Hue (0o  → 360 o) là sắc tố, ở trục này bạn sẽ chọn màu. Ví dụ minh hoạ ở trên là màu xanh dương. Hue là màu tươi nhất trên vòng thuần sắc.
Saturation (0%  → 100%) độ bão hoà, ở trục này bạn chọn độ tươi của màu, những màu có S = 100% là màu Hue (tươi nhất, no màu nhất, cường độ mạnh nhất), S = 0% là màu mất màu hoàn toàn trở thành màu xám.
Brightness (0% → 100%) độ sáng (độ rực). Ở trục này bạn chọn độ sáng (Quang độ) của màu, B= 100% màu sẽ sáng nhất.
Lưu ý là thuộc tính này có 2 quan điểm (tuỳ thuộc phần mềm nào)

Photoshop: Tăng B = 100% màu sẽ là màu Hue
SketchBook: Tăng B = 100% màu sẽ thành màu trắng
Màu xanh dương ở trên trong hệ màu này thông số là H = 215o; S = 50%; B = 85%
Hệ màu RGB (màu Quang phổ)
Dựa trên 3 nguồn sáng: Red, Green, Blue

Hệ màu dựa vào sự hoà trộn của 3 nguồn ánh sáng cơ bản: ĐỎ - LỤC - LAM.

Là hệ màu cộng, có 3 màu nguyên thuỷ là Đỏ Cờ (Red) color - Xanh lá cây (Green) color - Xanh dương (Blue) color
Thang độ: 0  → 255
Sử dụng cho các màu sắc hiển thị trên màn hình
Máy scan
Máy ảnh KTS
Website
Tivi.
Máy in kỹ thuật số (trong các phòng Lab tiệm rửa ảnh)
Thường ở các định dạng file: jpg, gif, png, swf, các định dạng 3 D, các định dạng phim ảnh,
Hệ màu hexadecimal (hex - màu web)

Tại sao màu web đi thành từng cặp?
sử dụng trong thiết kế website

Hệ màu này đặc biệt riêng dùng cho màu trong thiết kế web (cùng với RGB)

000000  → FFFFFF
Tên gọi #F37A20
Sử dụng trong thiết kế web
Là hệ màu cộng
Màu trong in ấn

Hệ màu CMYK (màu in offset)
Dựa trên 3 màu cơ bản: Cyan, Magenta, Yellow

Hệ màu được sinh ra từ hệ màu RGB theo cách nghĩ ngược lại

Là hệ màu trừ, có 3 màu nguyên thuỷ Xanh Cyan   color   - Hồng cánh sen (Magenta)   color   - Vàng Chanh   color
Trên lý thuyết 3 màu này hoà vào nhau sẽ cho ra màu đen. Tuy nhiên trong thực tế thì chỉ cho ra màu xám bùn. Thế nên cần phải bổ sung thêm màu đen (black) để tăng độ sâu màu.
Đo lường: 0%   →   100%
Sử dụng trong in ấn
In offset
Máy in phun, in laser màu trong văn phòng
Hệ màu Pantone (màu in)
Màu pha sẵn

Khi thiết kế xem trên màn hình, máy chiếu.. dùng hệ màu RGB

Thiết kế website dùng hệ màu Hex, RGB

Hệ màu CMYK không được chồng quá 2 màu, với những màu phải chồng nhiều màu sử dụng màu pantone

Không xuất file cho khách duyệt ở hệ màu RGB

Hệ màu này thực chất là bộ màu pha sẵn từ các nhà sản xuất dành cho nhà in, ra đời để bổ sung cho hệ màu CMYK với các lý do

Tiện lợi, tiết kiệm: Thay vì phải chồng hơn 3 màu trên hệ CMYK thì chỉ cần sử dụng 1 màu Pantone. Đặc biệt ở các nền mảng lớn/li>
In những màu mà hệ CMYK không thể chồng ra được
Ở đây ta cần lưu ý có 2 loại Pantone chính

Pantone Solid Coated:
Pantone Solid Uncoated
Màu trong hội hoạ

Hệ màu mỹ thuật (hệ màu RYB)
Dựa trên 3 màu cơ bản Red, Yellow và Blue

Hệ màu xuất hiện sớm nhất, từ khi loài người biết cách lưu giữ thông tin qua các hình ảnh trên vách hang động

Là hệ màu trừ, có 3 màu nguyên thuỷ là  Đỏ Cờ (Red)  color  - Vàng Chanh (Yellow)  color  - Xanh dương (Blue)  color
Màu dùng trong hội hoạ: màu bột, màu nước, màu dầu hay màu Acrylic

HỆ MÀU CỘNG (additive color)

Còn gọi là màu dương tính
Là màu được tạo ra từ nguồn sáng (quang phổ - Light)
Không màu là màu đen.
màu tổng hợp tất cả màu cho ra màu trắng
Càng pha trộn, sắc màu tổng hợp càng tươi,
HỆ MÀU TRỪ (subtractive color)

Còn gọi là màu âm tính
Là màu được tạo ra do hấp thụ, và phản xạ ánh sáng (phẩm màu - pigmentation)
Càng pha trộn màu tạo ra càng xỉn.
Không màu là màu trắng,  màu tổng hợp tất cả màu cho ra màu đen (thực chất là màu xám bùn)


https://sites.google.com/site/nqdart/art/color/system

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan