Như ta đã biết, ánh sáng có 1 phổ màu rộng lớn tuỳ theo giá trị bước sóng. Có ánh sáng màu này và cũng có ánh sáng màu kia và thậm chí.. có cả ánh sáng vô hình (các tia hồng ngoại). Như vậy ánh sáng thực sự có màu gì? và điều đó có ý nghĩa thế nào trong thực tế?

 

Cần nói trước ở đây, là ánh sáng có là màu gì hay nhìn thấy được hay không còn tuỳ vào từng loài sinh vật. Ví dụ như có những loài thấy được ánh sáng mà mắt người không hề nhận ra sự tồn tại của nó như các loài chim ngược lại ở những loài mà chỉ nhìn xung quanh với 2 màu trắng đen mà thôi như chó.. còn con ong lại nhìn màu vàng lại ra màu xanh lam??

Nếu ta chỉ quan tâm đến mắt người cảm nhận được thì hãy bắt đầu từ 3 kênh màu cơ bản:

V   Đỏ - V   Xanh lục - V   Xanh lam

Màu sắc ánh sáng - dấu hiệu nhiệt độ

Bất kỳ vật thể rắn nào cũng có thể tự phát sáng nếu được cung cấp một nhiệt lượng đủ nóng, nếu nhiệt độ tiếp tục tăng thì màu sắc sẽ thay đổi từ màu Đỏ → Cam → Vàng → Trắng → Trắng xanh.. theo độ nóng tăng dần

[caption id="" align="aligncenter" width="447"]Màu sắc ánh sáng thay đổi theo độ nóng[/caption]

Hãy thử đun nóng 1 thanh kim loại

  • Ở 900 K thanh sắt có màu đỏ sẫm
  • 1.500 K - 2.000 K thanh sắt hơi vàng đến đỏ sáng
  • đến 3.000 K màu vàng trắng (màu của đèn dây tóc Wolfram trong đèn halogen)
  • trên 5.000 K xuất hiện màu trắng xanh (màu của ánh sáng ban ngày)

 

Màu sắc của ánh sáng thay đổi theo nhiệt độ

Theo thang độ Kelvin (0o K = -273o C)

  • Ở độ 3.000 oK – 3.200 oK, ánh sáng có màu vàng – đỏ
    Ví dụ như ánh sáng của đèn Tungsteng, ánh nến, hoặc nắng chiều.
  • 5.600 oK – 6.000 oK cho ánh sáng trắng.
    Ví dụ như ánh sáng mặt trời buổi gần trưa, đèn Flash máy ảnh.
  • Khoảng 7.000 oK cho ánh sáng xanh. Ví dụ như ánh sáng lúc bầu trời có mây.

Ánh sáng nhân tạo thế nào là tối ưu?

Dĩ nhiên là ánh sáng trắng? có thể bạn sẽ trả lời ngay như thế, vì ánh sáng trắng gần với ánh sáng mặt trời, là nguồn sáng quen thuộc mà ta tiếp xúc mỗi ngày. Thế nhưng nếu sử dụng ánh sáng cho sinh hoạt thì màu xanh nhẹ của đèn neon lại được ưa chuộng hơn cả do hiệu ứng dịu mắt, và khi xung quanh trắng xanh thì các bóng đèn trắng lại gây ra nhức mắt.

Là vậy nhưng nếu bạn cần làm việc với màu chuẩn thì nên cẩn thận, rất nhiều hoạ sĩ nỗi hứng thức vẽ cả đêm đến sáng hôm sau phải tô lại do bị lệch màu.

Tại sao lại có đèn ánh sáng vàng?

Ngoại trừ các đèn màu dùng trong trang trí quảng cáo, thì ánh đèn được sử dụng nhiều thứ 2 (sau ánh sáng trắng xanh) là đèn vàng do tạo nên không khí sang trọng trong các khách sạn, hội nghị.

Tất nhiên không ai vẽ hay so màu dưới ánh đèn vàng cả

Ánh sáng trắng chỉ phát huy ưu thế với những ai làm việc với màu sắc: hoạ sĩ, nhiếp ảnh, nhà in...

Ánh sáng mặt trời trong ngày lúc nào là chuẩn nhất?

Hiện tượng rõ nhất về sự thay đổi màu sắc của ánh sáng là trong 1 ngày là ánh sáng khác nhau giữa các buổi: buổii sáng khác với buổi trưa và càng khác với buổi chiều khi mặt trời sắp lặn.

"chuẩn" nhất theo nghĩa là trắng nhất là từ 8 giờ sáng - 10 giờ dành cho các nhà nhiếp ảnh, hoạ sĩ

Màu sắc của ánh sáng và cân bằng trắng

Nếu ánh sáng luôn luôn trắng thì khái niệm này chắc chắn k phát sinh. Bạn sẽ nghe nhiều trong nhiếp ảnh, thiết kế

[caption id="" align="aligncenter" width="656"] WB trên màn hình máy ảnh[/caption]

Với mắt người, chúng ta chỉ nhìn nhận ra được khoảng ánh sáng có bước sóng từ 400 - 700 nm (nanometer = 10-9 meter). khoảng ánh sáng này được gọi là phổ khả kiến (visible spectrum)

Màu sắc được cảm nhận hoàn toàn nhờ vào thị giác, khoảng ánh sáng mà mắt người có thể thấy được (phổ khả kiến) có bước sóng trong khoảng từ  380 nm đến 740 nm (nm = 10-9 m)

Màu sắc là ánh sáng

Ánh sáng có màu gì tuỳ thuộc vào bước sóng của nó

Trong dãy ánh sáng mà mắt người có thể nhìn thấy (phổ khả kiến - Visible light) thì màu tím có bước sóng ngắn nhất, màu đỏ dài nhất, lan xa nhất. Bước sóng ngắn hơn màu tím là các tia cực tím (ultra violet) và lớn hơn màu đỏ là tia hồng ngoại (infrared)

Ý nghĩa

Do ưu thế mạnh mẽ, lan xa mà màu đỏ luôn được dùng trong các loại đèn tín hiệu: đèn nhấp nháy cảnh báo, bút trình chiếu

Điều này cũng giải thích tại sao bầu trời buổi chiều thường có sắc đỏ

Giải thích tại sao bầu trời buổi chiều thường có màu cam đỏ: Do ánh sáng chiếu xiên 1 quãng dài (mặt trời ở xa nhất) nên chỉ còn ánh sáng đỏ chiếu được đến nơi

II/ - Nguồn sáng nhân tạo:

- Gồm nguồn sáng của các loại đèn như :

- Đèn Tungsteng - Đèn Néon - Đèn Flash (Đèn chớp điện tử).

1/ - Đèn Tungsteng : - là loại đèn dây tóc, có nhiệt độ màu từ 3.000 oK – 3.200 oK cho ánh sáng Vàng – Đỏ. Chụp phim màu dùng cho ánh sáng trời dưới ánh sáng này ảnh sẽ bị áp sắc vàng đỏ (Phải gắn trước ống kính kính lọc màu lam 80A – 80B).

2/ - Đèn Néon : - Là loại đèn Huỳnh Quang, có nhiệt độ màu khoảng 5.400 oK cho ánh sáng xanh. Nếu chụp phim màu dùng cho ánh sáng trời sẽ bị áp sắc xanh lam (Phải gắn trước ống kính kính lọc màu hồng FLD – FLW).

3/ - Đèn Flash : Là loại đèn chớp điện tử có nhiệt độ màu từ 5.600 oK – 6.000 oK cho ánh sáng trắng như ánh sáng trời. Nên khi chụp phim màu dùng cho ánh sáng trời với ánh sáng này thì ảnh sẽ không bị áp sắc, ảnh sẽ có màu trung thực.

Câu hỏi

  1. Tại sao màu sắc của ánh sáng thay đổi theo nhiệt độ?
  2. Ánh sáng vừa mang bản chất hạt vừa bản chất sóng

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan