Không ai sống lâu thật lâu để biết trái đất có từ bao giờ và thái dương hệ hình thành từ lúc nào... Mọi chuyện đều là giả thuyết

Giả thuyết được dựng lên từ những chứng cứ thuyết phục

Thuyết Big bang: Tất cả vật chất hiện nay đang phân bố trong vũ trụ (universe) với hàng triệu triệu ngân hà mà mỗi ngân hà (Galaxy) có hàng tỉ các vì sao sơ khai đã tụ lại thành 1 khối khổng lồ - nguyên tử sơ khai (primitive atome). Cách nay khoảng 13 tỉ năm (có tài liệu là 15-20 tỉ năm) khối sơ khai đó đã nổ và vật chất được phân tán thành 1 số lượng lớn đám mây bụi và khí ở nhiệt độ rất cao. 

Thái dương hệ: mặt trời làm tâm điểm

Mặt trời và các hành tinh của nó được hình thành khoảng 4-5 tỉ năm trước đây từ các đám mây bụi và khí vũ trụ. Phần lớn vật chất đó cô đặc lại thành 1 khối chặt tạo ra nhiệt độ khổng lồ và áp suất lớn dẫn đến các phản ứng nhiệt hạch và biến khối cô đặc thành mặt trời. Phần còn lại của mây bụi và khí dưới trường trọng lực của mặt trời tạo nên các đám mây nhỏ hơn hình thành các hành tinh trong đó có trái đất chuyển động quanh mặt trời.

Thuyết ‘’Đám mây sao’’ của nhà triết học Đức Kande (1755).

Về sau, được tiếp tục phát triển thành môn học thuyết giải thích về nguồn gốc Thái dương hệ (solar system). Căn cứ vào những tư liệu quan trắc thiên văn lúc đó, ông ta cho rằng: rất nhiều vật chất nhỏ bé trong các đám mây sao chuyển động quanh 1 tâm điểm và dần tập trung trên một mặt phằng hình đĩa. Cuối cùng, những vật chất ở trung tâm hình thành nên Mặt trời, còn vật chất ở xung quanh thì tạo nên hành tinh trong đó có Trái đất và các thiên thể khác. Học thuyết này được đại đa số người công nhận.

.. và rồi trái đất được tạo thành

Các nhà khoa học cho rằng, Trái đất hình thành cùng với Thái dương hệ vào 4,6 tỷ năm trước. Căn cứ vào thành phần và tuổi của các mẫu nham thạch, do các nhà du hành vũ trụ mang về từ Mặt trăng gần giống với tuổi và thành phần của các nham thạch cổ nhất trên Trái đất. Vì vậy họ nhận định rằng, Trái đất và các ngôi sao trong hệ Mặt trời được hình thành cùng 1 lúc.

Khoảng 800 triệu năm đầu sau khi Trái đất hình thành (cách nay từ 4,6 tỷ năm đến 3,8 tỷ năm). Các nhà khoa học vẫn chưa tìm được chứng cứ trực tiếp, nhưng suy đoán thì Trái đất từng bị rất nhiều thiên thạch va đập, trên bề mặt đầy những hố sâu và lớn do va chạm. Vào thời Thượng cổ cách ngày nay khoảng 2,5 tỷ năm, các núi lửa hoạt động đặc biệt nhiều trên Trái đất, thường xuyên xuất hiện các cảnh tượng bụi khói mù trời.
Sau đó, các vành đai nước, vành đai khí quyển dần hình thành. Lúc này Trái đất nổi bật lên trong Thái dương hệ, thoát khỏi sự hoang vu, ảm đạm thê lương, sự sống bắt đầu nảy sinh và Trái đất trở thành hành tinh sống duy nhất trong Thái dương hệ.

(sưu tầm và tổng hợp từ nhiều nguồn)

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan