về lịch âm

Âm lịch

Mặt trăng quay xung quanh trái đất và thay đổi từ lúc bắt đầu tuần trăng mới (new moon) đến trăng rằm, tròn, rồi khuyết dần cho đến mất hẳn để lại bắt đầu tuần trăng mới kế tiếp. Sự chuyển vần theo một chu kỳ gần như nhất định của mặt trăng từ ngàn xưa rất dễ nhận thấy, nên lúc đầu con người làm lịch dựa theo chu kỳ của mặt trăng. Người Trung Hoa đã dùng chữ Nguyệt nghĩa là mặt trăng để chỉ tên tháng. Chữ Month trong tiếng Anh cũng do chữ Moon mà ra (Pogge, Astronomy 161, 07 tháng 1, 2001).

Lịch dựa trên chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng, ta gọi theo Trung hoa là âm lịch.

Một chu kỳ mặt trăng khuyết đến tròn được gọi là 1 tuần trăng 

Âm lịch được xem là lịch xuất hiện sớm nhất trên thế giới (hơn cả dương lịch rất nhiều) và những hình thức lịch âm đầu tiên là ở Châu Âu, người Cro-Magnon (châu Âu) vào khoảng 32.000 năm TCN. 

Lịch âm cổ xưa nhất của người Cro-Magnon khắc trên đá
lọc nét để nghiên cứu rõ hơn
Tại sao lịch âm ít mang tính thực tiễn?

Chúng ta đều biết rằng ứng dụng của lịch mà con người mong mỏi nhất đó là có thể tính được mùa vụ. Khi nào thì gieo trồng, khi nào gặt hái, lúc nào thuận lợi cho chăn nuôi... tất cả yếu tố nào phụ thuộc vào thời tiết mà gắn chặt vào 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Chu kỳ 4 mùa này lại là 1 vòng quay của trái đất quanh mặt trời, hay nói khác hơn đó là DƯƠNG LỊCH. Âm lịch theo con trăng, Dương lịch theo trái đất quanh mặt trời. Hai chuyển động này lại bị lệch nhau

Chu kỳ 4 mùa trong 1 năm

Một vòng di chuyển mặt trăng quanh trái đất mất 29,53 ngày được gọi là 1 tuần trăng (moon phases). Một chu kỳ thời tiết (Xuân - Hạ - Thu - Đông) trái đất quanh mặt trời là 365,242199 ngày = 12,3685 tuần trăng = tương ứng với 12 tuần trăng (= 1 năm). Nếy tính 1 năm = 12 tuần trăng thì sau mỗi 3 năm thì bị chậm 1 tháng so với chu kỳ thời tiết 4 mùa, nên cần phải bù vào gọi là năm nhuận.

Sao lịch âm vẫn tồn tại đến ngày nay?

Đó là có những ngành nghề tùy thuộc vào con trăng: nước ròng, nước lớn như đánh bắt thủy sản,...

Âm lịch nhuận

Theo truyền thuyết vua Hoàng đế của Trung hoa đã lập nên âm lịch từ thế kỷ 26 trước Công nguyên, tức hơn 4600 năm rồi. Năm âm lịch thường có 12 tháng, mỗi tháng có 29 (tháng thiếu) hay 30 (tháng đủ) ngày. Như thế một năm âm lịch thường, có từ 353 đến 355 ngày. Trái đất quay quanh mặt trời và quay trọn một vòng trong 365 ngày (đúng ra là 365, 242199 ngày, là một năm thiên văn, astronomic year).

Mối liên hệ chuyển động giữa mặt trăng và trái đất

Tùy theo vị trí tương ứng giữa trái đất và mặt trời mà sinh ra mùa màng trên trái đất. Ðể mùa màng vẫn xảy ra đúng với ngày tháng âm lịch, nên cứ hai hoặc ba năm lại có năm nhuận. Thường thì trong 19 năm sẽ có 7 năm nhuận. Năm nhuận có 13 tháng, có hai tháng trùng tên, tháng thứ nhì là tháng nhuận. Tùy theo tháng nhuận, năm nhuận có từ 382 đến 385 ngày.

Âm lịch Việt Nam

Mỗi năm lịch Âm Việt Nam có 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu 29 ngày. Cứ 19 năm thì nhuận 7 lần, mỗi lần nhuận là cộng thêm 1 tháng. Trong lịch âm sẽ không có tháng 1 và tháng 12, mà thay vào đó là tháng giêng và tháng chạp.

tháng giêng - 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 - tháng chạp

Năm âm lịch tính theo CAN - CHI, chu kỳ 60 năm

  • 10 Thiên Can - Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý
  • 12 Địa Chi - Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi

Như năm nay (2022) là Nhâm Dần

Người Việt Nam dùng âm lịch để tính lễ tết và định các công việc quan trọng như cưới hỏi, xây nhà, khai trương ...


THam khảo: https://sservi.nasa.gov/articles/oldest-lunar-calendars/

http://www.phatminh.com/phat-minh-the-ky/lich-su/lich-su-cuon-lich.55360.html

https://thienvanvietnam.org/index.php?option=com_content&view=article&id=866:am-lich-duoi-goc-nhin-khoa-hoc

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan