Nói đến lịch sử Việt Nam là nói đến những chiếc trống đồng thời kỳ Văn Lang, là biểu trưng cho một nền văn hóa thuần khiết của người dân Lạc Việt khi chưa bị vấy bẩn từ các tác nhân xâm lược phương bắc.

Đôi dòng lịch sử di tích

Năm 1924, những chiếc trống đồng đầu tiên ở làng Đông Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa được người dân phát hiện một cách tình cờ ven sông Mã sau một trận mưa lũ làm bờ sông sạc lở để lộ ra những hiện vật của một nền văn minh rực rỡ người Việt Nam cổ xưa. Các cổ vật sau đó được L.Pajot, một viên chức thuế quan Pháp và cũng là người chơi đồ cổ ở Thanh Hóa, thu mua sưu tầm. Sự việc sau đó được báo lên Trường Viễn Đông Bác cổ (EFEO - École Française d'Extrême-Orient) và Pajot được ủy nhiệm tiến hành “khai quật” khu di tích Đông Sơn và 489 hiện vật bằng đồng đã được tìm thấy sau đó. Các hiện vật này sau khi được công bố đã gây tiếng vang mạnh mẽ trên thế giới, thu hút sự chú ý của nhiều học giả nghiên cứu về khảo cổ học Đông Nam Á.

Năm 1934, nhà khảo cổ học R. Heine- Gheldern đề nghị gọi tên nền văn hóa này là văn hóa Đông Sơn, niên đại thế kỷ VII TCN- thế kỷ I,II sau Công nguyên. (kéo dài khoảng 700 năm từ năm 500 TCN và năm 200 SCN). Văn hóa Đông Sơn được phát hiện có độ bao phủ rộng, suốt từ biên giới Việt Trung đến tỉnh Quảng Bình ngày nay. Riêng sự hình thành và phát triển của văn hóa Đông Sơn ở vùng châu thổ sông Mã, cũng là quá trình hình thành vùng trung tâm của đất Cửu Chân, là 1 trong 15 bộ thuộc nước Văn Lang của các vua Hùng. Nước Văn Lang của người Việt cổ (Bách Việt) trải dài từ phía nam sông Dương tử, phía bắc giáp Động Đình Hồ, nam giáp nước Hồ Tiên, đông giáp biển và tây giáp nước Ba thục. Sự tích 100 trứng nở 100 con hình thành nên dân tộc Bách Việt ngày xưa.

Theo thống kê trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến 2008 có 178 di tích Đông Sơn được phát hiện và nghiên cứu trên 22 địa phương (trong đó có 10 di tích cư trú, 31 di tích mộ táng, 6 di tích cư trú mộ táng, 2 di chỉ xưởng, 56 trống đồng, 69 địa điểm phát hiện lẻ tẻ …Các hiện vật này  được xem là nguồn tư liệu quan trọng và cơ bản duy nhất, làm cơ sở cho các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về nền văn hóa độc đáo bên bờ sông Mã

Người sưu tập trống đồng Đông Sơn trên đất Mỹ

Theo bác sĩ Kiều Quang Chẩn, người sở hữu bộ sưu tập trống đồng cổ Đông Sơn thì trong thời gian trị vì khoảng 20 năm, mỗi một thủ lãnh người Việt cổ, là lạc hầu lạc tướng, thường đút cho riêng mình một chiếc trống đồng làm biểu tượng cho quyền uy bộ tộc. Nguyên liệu để đút được một chiếc trống cần ít nhất 100kg đồng và một lượng cũi bằng cả một khu rừng để đun chảy 20-30 tấn đá quặng.

Bác sĩ Kiều Quang Chẩn, người sở hữu bộ sưu tập trống đồng cổ Đông Sơn

Trống đồng không chỉ là một nhạc cụ trong các sinh hoạt tín ngưỡng, mà còn dùng để truyền tin. Mức độ quan trọng của trống không phụ thuộc vào kích thước to nhỏ, mà tùy thuộc vào độ hoàn thiện của hoa văn khắc trên trống với đầy đủ hình ảnh vũ khí, âm nhạc, giã gạo và cảnh sinh hoạt người dân lúc bấy giờ. Vì vậy trong thời bắc thuộc, các loại trống đồng bị các quan thái thú phương bắc ra lệnh thu gom, đun chảy trong công cuộc phá hủy văn hóa tộc người Việt, những hiện vật tìm được ngày nay là nhờ sáng kiến chôn lấp để gìn giữ di sản dân tộc của cha ông ngày xưa.

Theo ông thì trống đồng có thể tìm thấy ở nhiều quốc gia khác, đặc biệt là ở Quảng tây Trung Quốc, Tuy nhiên các trống ở những khu vực này được làm ở các thời kỳ về sau (TK 10 trở đi) và độ hoàn thiện, sắc sảo của chúng kém hơn nhiều trống đồng Đông Sơn.

Trống Đông Sơn có 2 đặc điểm chính

  • Tâm trống có hình mặt trời có nhiều tia
  •  Vành ngoài có hình chim lạc bay ngược chiều kim đồng hồ. Đây là giống chim chân dài, cổ dài sống ở vùng nước tượng tương cho nền văn minh lúa nước ở miền nam sông Dương Tử (gồm nam Trung Hoa và Bắc Việt). Đàn chim bay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ có thể là do nhận thức từ rất sớm người Việt cổ về chiều quay của trái đất quanh mặt trời của tộc Việt mà cho đến mãi TK 17 thế giới mới nhận tra (trước đó mọi người cho rằng mặt trời xoay quanh trái đất theo thuyết địa tâm)

Trống đồng Sao Vàng

Trống đồng Sao Vàng thuộc loại I Heger muộn, có chiều cao 86 cm, đường kính mặt 116 cm. Hệ thống hoa văn trang trí trên trống mang những nét tương đồng với các trồng đồng Đông Sơn cùng thời kỳ, phản ánh sinh động đời sống sinh hoạt của người Việt cổ.

....

Được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, trống đồng Sao Vàng được xác định là chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất từng được phát hiện ở Việt Nam cho đến nay.

....

Chiếc trống này được Bảo tàng Lịch sử sưu tầm năm 2006 tại thị trấn Sao Vàng, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Theo giám định, hiện vật có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 – 2.000 năm.

....

Trống thuộc loại I Heger muộn, có chiều cao 86 cm, đường kính mặt 116 cm, tình trạng còn khá nguyên vẹn.

....

Mặt trống đồng có một ngôi sao 12 tia ở chính giữa.

....

Kế tiếp là các vành đồng tâm trang trí hoa văn dạng chữ N, vòng tròn kép, vạch ngắn song song, trám lồng, hồi văn ô trám…

....

Cảnh sinh hoạt được thể hiện trên mặt trống qua hình tượng người hóa trang xen kẽ bốn ngôi nhà sàn mái cong, mái rủ.

....

Một đường vành trang trí hình chim lạc xoay ngược chiều kim đồng hồ.

....

Diềm ngoài của mặt trống đính 4 tượng cóc nổi ngược chiều kim đồng hồ.

....

Phía trên tang trống có các vành trang trí hoa văn vòng tròn, vạch ngắn.

....

Phía dưới đúc nổi 6 hình thuyền…

....

Người hóa trang lông chim…

....

Các loài chim, hươu và cá được thể hiện khá sinh động.

....

Trống có hai đôi quai kép trang trí nổi văn hình bông lúa.

....

Chân trống không có hoa văn trang trí.

....

Nhìn chung, hệ thống hoa văn trang trí trên trống đồng Sao Vàng mang những nét tương đồng với các trồng đồng Đông Sơn cùng thời kỳ, phản ánh sinh động đời sống sinh hoạt của người Việt cổ.

Một số hình ảnh khác về trống đồng Sao Vàng:

....

 

....

 

....

 

....

Theo KIẾN THỨC

http://redsvn.net/chum-anh-trong-dong-sao-vang-chiec-trong-dong-dong-son-lon-nhat-viet-nam/
https://luocsutocviet.wordpress.com

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan