Vua Gia Long (1762 – 1820)

Vua Gia Long là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.
Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm La và Pháp, ông giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại quân Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.

Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (1791 – 1841)

Vua Minh Mạng, tức Nguyễn Thánh Tổ, là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn,
Được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao, trong đó có việc ngăn chặn quyết liệt ảnh hưởng phương Tây đến Việt Nam.

Vua Thiệu Trị

là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841 đến 1847.
Ông có tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn có tên là Nguyễn Phúc Tuyền và Dung.
Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa.
Ông sinh ngày 11 tháng 5 năm Đinh Mão, tức 16 tháng 6 năm 1807, tại Huế.
13 ngày sau khi sinh hạ Miên Tông, thân mẫu của ông mất.

Vua Tự Đức (1829 – 1883),

Vua Tự Đức (là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm hay còn có tên Nguyễn Phúc Thì, là con trai thứ hai của vị hoàng đế thứ 3 triều Nguyễn, Thiệu Trị.
Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883.
Trong thời gian trị vì của ông, nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp.

Vua Hiệp Hòa (1847 – 1883)

Vua Hiệp Hòa là vị vua thứ sáu của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Tên thật của ông là Nguyễn Phúc Hồng Dật, còn có tên là Nguyễn Phúc Thăng, là con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận.
Ông lên ngôi tháng 7/1883, lúc 37 tuổi. nhưng bị phế truất và bị ép uống thuốc độc qua đời vào tháng 10 cùng năm.

Vua Kiến Phúc tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, thường được gọi là Dưỡng Thiện, là vị vua thứ bảy của vương triều nhà Nguyễn.
Ông là con thứ ba của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, được vua Tự Đức chọn làm con nuôi, và giao cho bà Học Phi Nguyễn Thị Hương trông coi, dạy bảo.
Sau khi vua Hiệp Hòa bị phế truất, vào ngày 2/12/1883, Ưng Đăng (15 tuổi) được đưa lên ngôi vua và đặt niên hiệu là Kiến Phúc.
Vua Kiến Phúc ở ngôi được 8 tháng thì mất vào ngày 10 tháng 6 năm Giáp Thân (31-7-1884) lúc mới 16 tuổi.

Vua Hàm Nghi (1871 – 1943)

Vua Hàm Nghi là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, là em trai của vua Kiến Phúc.
Năm 1884, Hàm Nghi được đưa lên ngôi ở tuổi 13.
Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp.
Phong trào Cần Vương kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị Pháp bắt.
Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie).

Ngày nay, Việt Nam xem ông, cùng với các vua chống Pháp: Thành Thái, Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc

Vua Đồng Khánh (1864 – 1889)

Vua Đồng Khánh miếu hiệu Nguyễn Cảnh Tông, là vị Hoàng đế thứ chín của nhà Nguyễn, tại vị từ năm 1885 đến 1889.
Tên húy của nhà vua các tài liệu ghi khác nhau, nơi thì ghi là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, Nguyễn Phúc Ưng Thị, Nguyễn Phúc Ưng Biện, Nguyễn Phúc Chánh Mông, ngoài ra còn có tên Nguyễn Phúc Đường.

Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, được vua Tự Đức nhận làm con nuôi năm 1865, và giao cho bà Thiện Phi Nguyễn Thị Cẩm chăm sóc, dạy bảo.

Sau binh biến năm 1885, vua Hàm Nghi bỏ ngai vàng ra Tân Sở, triều đình Huế thương lượng với Pháp đưa Ưng Đường lên ngôi, đặt niên hiệu là Đồng Khánh.

Ở ngôi được 3 năm, vua Đồng Khánh bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tí (28-1-1889), lúc được 25 tuổi.
Sau khi mất, bài vị vua Đồng Khánh được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu là Cảnh Tông Thuần Hoàng đế.

Vua Thành Thái (1879 – 1954)

Vua Thành Thái là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907.
Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu.
Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu).
Trước các ý tưởng cấp tiến của vua Thành Thái, người Pháp lo ngại tìm cách ngăn trở. Để che mắt, Thành Thái giả hành động như một người mất trí.
Khi các bản vẽ vũ khí của ông bị phát hiện, Thành Thái giả điên, cào cấu các bà cung phi và xé nát các bản vẽ.
Lợi dụng cơ hội này, người Pháp vu cho ông bị điên, ép ông thoái vị, nhường ngôi cho con vì lý do sức khỏe.
Ngày 3 tháng 9 năm 1907, triều thần theo lệnh của Pháp vào điện Càn Thành dâng vua dự thảo chiếu thoái vị, có chữ ký của các đại thần (trừ Ngô Đình Khả), với lý do sức khoẻ không bảo đảm, xin tự nguyện thoái vị.
Xem xong bản dự thảo, Thành Thái chỉ cười, ghi ngay hai chữ "phê chuẩn" rồi quay lưng đi vào.

Do chống Pháp nên ông cùng với các vua Hàm Nghi và Duy Tân bị đi đày tại ngoại quốc.

 

Vua Duy Tân (1900 – 1945)

Vua Duy Tân là vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn (ở ngôi từ 1907 tới 1916), sau vua Thành Thái.
Khi vua cha bị thực dân Pháp lưu đày, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu.
Tuy nhiên ông bất hợp tác với Pháp và bí mật liên lạc với các lãnh tụ khởi nghĩa Việt Nam.
Vì lý do này, ông bị người Pháp đem an trí trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.

 

Vua Khải Định (1885 – 1925)

Vua Khải Định hay Nguyễn Hoằng Tông là vị Hoàng đế thứ 12 nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925.
Ông có tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, còn có tên là Nguyễn Phúc Tuấn, con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu Dương Thị Thục.

Vua Bảo Đại (22/10/1913 – 31/7/1997)

Vua Bảo Đại là vị Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam.
Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, còn có tên là Nguyễn Phúc Thiển , tục danh "mệ Vững" là con của vua Khải Định và Từ Cung Hoàng thái hậu.
Đúng ra "Bảo Đại" chỉ là niên hiệu nhà vua, nhưng tục lệ vua nhà Nguyễn chỉ giữ một niên hiệu, nên nay thường dùng Bảo Đại như là tên nhà vua.

Con số 13 bí ẩn và vua Bảo Đại

1. Vua Bảo Đại tên húy là Nguyễn Vĩnh Thụy sinh 22/10/1913, là hoàng tử duy nhất của Vua Khải Định và hoàng hậu Đức Từ Cung

2. Vua Bảo Đại lên ngôi vua năm 13 tuổi, ngày 8/1/1926

3. Vua Bảo Đại trở thành vị vua triều Nguyễn thứ 13: (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại)

4. Vua Bảo Đại ngồi ngai vàng 13 năm:
Ông được trao ngôi khi du học ở Pháp trở về nước thọ tang cha tháng 11/1925.
Ngày 8/1/1926 ông được triều đình tôn ngôi vua, hiệu Bảo Đại. Sau đó, vua trở quay trở lại Pháp học tiếp. Năm 1932, học xong ông về và chính thức ngồi ngai vàng trị nước.
Tới năm 1945 ông thoái vị để ủng hộ Cách mạng tháng Tám,
Tính từ năm 1932 trở về nước lên ngôi chính thức là 13 năm ngồi ngai vàng trị vị. Ông trải qua 2 bước ngoặt lịch sử cách mạng năm 1945, và phản bội nghiệt ngã của Ngô Đình Diệm năm 1954, nhưng không bị giết chết.

5. Vua Bảo Đại khá đào hoa và có nhiều bà vợ: Bắc, Trung, Nam đều có bà, Trung Hoa 1 bà, Lào có Công chúa Lào, Pháp có 3 bà Vicky, Clément và bà Monique. Trong đó có 6 bà sinh con và có tổng số 13 người con:
. 5 con với hoàng hậu Nam Phương,
. 3 con với thứ phi Bùi Mộng Điệp,
. 2 con với thứ phi Lê Thị Phi Ánh,
. 1 con với vợ Trung Hoa Jenny Woong,
. 1 con với vợ Pháp Vicky,
. 1 con với công chúa Lào.

8 người vợ:
1. Nam Phương Hoàng Hậu. Có hôn thú, 5 con.
2. Bùi Mộng Ðiệp. Không hôn thú, 3 con.
3. Lý Lệ Hà. Không hôn thú, không con.
4. Hoàng Tiểu Lan. Không hôn thú, 1 con gái.
5. Lê Thị Phi Ánh. Không hôn thú, 2 con.
6. Vicky (Pháp). Không hôn thú, 1 con gái.
7. Clément. Không hôn thú.
8. Monique Marie Eugene Baudot. Có hôn thú, không con.

13 người con:
* Với Nam Phương Hoàng Hậu:
1. Thái Tử Nguyễn Phúc Bảo Long (1936-2007)
2. Công Chúa Nguyễn Phúc Phương Mai (1937).
3. Công Chúa Nguyễn Phúc Phương Liên (1938)
4. Công Chúa Nguyễn Phúc Phương Dung (1942)
5. Hoàng Tử Nguyễn Phúc Bảo Thăng (1943)

* Với Thứ phi Mộng Ðiệp:
1. Nguyễn Phúc Phương Thảo (1946)
2. Nguyễn Phúc Bảo Hoàng (1954-1955)
3. Nguyễn Phúc Bảo Sơn (1957-1987)

* Với Hoàng Tiểu Lan:
1. Nguyễn Phúc Phương Anh

* Với Lê Thị Phi Ánh:
1. Nguyễn Phúc Phương Minh (1950-2012)
2. Nguyễn Phúc Bảo Ân (1951)

* Với bà Vicky
1. Nguyễn Phúc Phương Từ

6. Ông được an táng đúng 13 h ngày 6/8/1997, sau khi chờ tạnh mưa và múc hết nước dưới huyệt mộ để chôn cất.
St : Thổ địa Sài Gòn

http://soi.today/?p=179893

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan