Chỉ nhìn qua cái tiêu đề cũng thấy được nội dung đồ sộ của chủ đề này.

Tuy nhiên bài viết chỉ là những thông tin vắn tắt gợi mở một thế giới đạo Phật theo cách dễ hiểu nhất. Mong nhận được góp ý để bài viết càng giá trị hơn

Lễ Phật Đản, tiếng Anh là Vesak, là ngày sinh của đức phật (buddha) Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni năm 624 TCN. Đây là một trong ba ngày lễ lớn trong đạo Phật (Buddhism)

  • Lễ Phật Đản (Vesak) - rằm tháng tư âm lịch: ngày sinh của đức Phật
  • Lễ Vu Lan (Ghost festival)- rằm tháng 7 âm lịch - là lễ báo hiếu (từ Trung Quốc)
  • Lễ Thành Đạo - 8 tháng chạp (Bắc Tông), rằng tháng tư (Nam Tông): Ngày đức Phật đắc đạo

Ngày đại lễ Phật Đản ở Việt Nam hằng năm là ngày 15 tháng tư âm lịch, năm nay sẽ là ngày rằm tháng 4 năm Nhâm Dần hoặc tính theo dương lịch là ngày 15/5/2019 (tức là ngày Chủ Nhật tới này). Trong đại lễ, Phật tử không sát sinh, chỉ ăn chay, phóng sinh và làm các công việc thiện nguyện

Đạo Phật có từ đâu?

Phật giáo  được Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN. Trong 49 năm ở vùng nên lịch sử phát triển của đạo Phật khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, Bổn Sư Thích Ca, người sáng lập đạo Phật, tập hợp các tổ chức được gọi là Tăng đoàn, được hướng dẫn trực tiếp về giáo lý và phương cách tu tập. Nhờ vào giáo pháp linh hoạt, uyển chuyển mà đạo Phật mà có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều dạng người, nhiều tập tục ở các thời kỳ khác nhau, và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới.

Đạo Phật trên thế giới chia làm 2 bộ phái chính là

  • Bắc tông (đại thừa) như Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật bản, Việt Nam (miền bắc)
  • Nam tông (tiểu thừa): còn gọi là Thượng tọa bộ Phật giáo, là giáo phái nguyên thủy lâu đời nhất từ thời đức Phật. Phái Nam Tông có mặt ở Ấn Độ, Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam (miền nam)

Lưu ý "Đại thừa" và "Tiểu thừa" là do kiểu tự xưng của một số đại biểu phái Bắc Tông ở Trung Quốc, thực chất phái Nam Tông mới chính là giáo phái giữ truyền thống tu tập Phật giáo từ thời Đức Phật (nguồn wikipedia)

Do cách tính kỷ nguyên Phật lịch ở các bộ phái có khác nhau nên ngày Lễ Phật Đản trước đây cũng khác nhau. Kể từ năm 1999, Liên Hiệp Quốc với sự đồng ý của 34 quốc gia đã chính thức công nhận đại lễ Vesak là ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 5 dương lịch.

Chữ vạn trong phật giáo

Chữ Vạn (卍) là một biểu tượng chữ thập với bốn góc vuông xoay ngược chiều kim đồng hồ, tiếng Phạn là svastika có nghĩa là "phúc lộc, an khang, thành công thịnh vượng". Biểu tượng này từng xuất hiện vào khoảng 16.000 đến 14.000 TCN, được lấy ý tưởng từ việc quan sát vũ trụ, hệ mặt trời, nó thể hiện nơi phát sinh ra nguồn sống vô tận, và sự vĩnh hằng. (Chiều quay ngược chiều kim đồng hồ là chiều của trái đất quanh trục tự xoay và quanh mặt trời).

Chữ Vạn trên ngực tượng Phật ở Hongkong

Trong Ấn Độ giáo, chữ Vạn được đồng hóa với thần Vishnu và được liên kết với thần Shivavà việc thờ rắn thần Nagar. Trong Phật giáo, chữ Vạn vị trí trên ngực đức Phật là một trong ba mươi hai tướng tốt và biểu thị công đức vô lượng.

Những từ khó hiểu trong đạo phật

Giống như triết học, trong ngôn ngữ phật giáo có khá nhiều từ "chuyên môn" gây khó cho người mới học tập. Ngoại trừ những từ phức tạp, hầu hết trong số chúng hoàn toàn có thể được diễn giải bằng những từ "trần tục" mà ai ai cũng có thể hiểu được

  • Thí chủ từ xưng hô ngôi thứ 2 của nhà sư với người không tu
  • Bá tánh: thế gian, nhân thế
  • bản ngã cái tôi, bản thân
  • Từ bi: lòng thương người
  • Hỷ xả: sự tha thứ, buông bỏ
  • Chánh niệm: hiểu rõ sự việc
  • Luân hồi: sinh và chết, vòng luân hồi là vòng kiếp người. Mục tiêu của người đi tu là không bị luân hồi nữa.
  • Vô lượng: nhiều đến mức không thể đếm được
  • Vô thường: không vĩnh cửu (có sinh, có diệt)
  • Vãng sanh thoát khỏi thế gian đến thế giới khác tốt hơn
  • khất thực: nhận cơm bố thí để tu hành
  • Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng
  • Xá lợi là xương của đức Phật

Phật giáo và thiền đạo

Nguồn gốc của Thiền bắt nguồn từ Ấn Độ. Chữ Zen trong tiếng Nhật là từ chữ Ch’an trong tiếng Hoa, bắt nguồn từ cách phát âm của chữ Dhyāna trong tiếng Sanskrit, có nghĩa là sự trầm tư hay tham thiền. Ở Việt Nam gọi là Thiền, phát âm khác nhau  nhưng cùng một phương pháp thực tập là giữ tâm yên tĩnh và trầm lắng để khám phá bản thân của chính mình. Phương pháp này tạo nên phong cách khoan thai từ tốn của các bậc chân tu. Vì vậy nếu bạn gặp đâu đó một "nhà sư" với vẻ ngoài bộp chộp, ánh mắt láo liêng thì chắc chắn đó không phải là người tu hành đích thực.

Thiền là phép tu tập chính trong Phật Giáo, nhưng Thiền còn xuất hiện trong nhiều hoạt động luyện tập khác mà nổi tiếng nhất là phép Thiền trong Yoga

Bước chân người đi khuất thực

Ta thường thấy hình ảnh nhà sư bước chầm chậm trên đường, hai tay ôm bình bát. Bạn có nhận ra thế dáng họ bước đi?

Niệm phật trong mỗi bước đi

Tượng Phật ở các nước

Về mặt nghệ thuật, cách tạo hình đức Phật cũng rất khác nhau ở mỗi quốc gia. Dù là trên trán có điểm hạt, tóc búi cao kiểu Ấn Độ, dái tai dài, nhưng nét mặt tượng Phật mỗi nước phản phất gương mặt người bản địa. Riêng tượng Phật ở Thái Lan, Sri Lanka có eo thon nhỏ

Tượng Phật cổ ở Sri Lanka

 

Tượng Phật cổ ở Ấn Độ

 

Tượng Phật ở Trung Quốc

 

Tượng Phật cổ ở Thái Lan

 

Tượng Phật ở Việt Nam

Phật giáo ở việt nam

Phật giáo được du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ 3 TCN theo đường biển với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Từ "Bụt" có nguồn gốc từ Buddha (bậc giác ngộ) Ấn Độ. Từ Phật sau này từ Phật giáo nhà Hán Trung Quốc.

Trong lịch sử Việt Nam, đạo Phật phát triển cực thịnh và được coi là quốc giáo vào các thời kỳ Lý, Trần mà ngày nay dồn tụ ở địa điểm nỗi tiếng là Núi Yên Tử ở Quảng Ninh.

Các tông phái phát sinh từ giáo lý nhà Phật

  • Phái Khất sĩ
  • Bửu Sơn Kỳ Hương
  • Tứ Ân Hiếu Nghĩa (đạo Hiếu Nghĩa)
  • Phật giáo Hòa Hảo (Đạo Hòa Hảo)
  • Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội

Hiện nay đạo Phật Việt Nam có 3 tông phái chính

  1. Tịnh Độ Tông
  2. Mật Tông
  3. Nam tông

Áo cà sa vàng hay áo cà sa nâu?

"Nam Mô A Di Đà Phật" có ý nghĩa như thế nào?

  • Nam Mô có 6 nghĩa: kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng.
  • A là Vô, Không
  • Di Đà là lượng
  • Phật là Người Giác ngộ

Vậy Nam Mô A Di Đà Phật là: Kính lễ đấng Giác ngộ vô lượng hoặc cũng có nghĩa là: Con quay về nương tựa vào đấng Giác ngộ vô lượng. Đây là câu niệm Phật của những người tu theo pháp môn Tịnh Độ


(sưu tầm từ nhiều nguồn)

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan