Lễ Phục sinh thường diễn ra vào ngày Chủ Nhật trong khoảng giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4 hàng năm, chào mừng ngày Chúa Jesus tái sinh sau khi bị đóng đinh lên thập tự giá.

Những người theo đạo Kito tin rằng: Chúa Jesus bị đóng đinh vào ngày Thứ sáu Tuần thánh (Good Friday) và đã tỉnh dậy vào 3 ngày sau đó. Ba ngày này được gọi là Easter Triduum, có nghĩa “Tam nhật Phục sinh”.

Vào ngày này, người người tặng nhau những món quà hình quả trứng và con thỏ - những biểu tượng không thể thiếu từ hàng ngàn năm nay. Chúng ta hãy thử tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của những biểu tượng này qua một cuộc dạo quanh trên mạng

Lễ Phục Sinh và quả trứng

Từ thuở đầu nền văn minh, con người đã luôn coi trứng là biểu tượng của sự sinh sản, tái sinh. Người phương Tây tin rằng Trái đất này vốn được nở ra từ một quả trứng khổng lồ.

Các nghiên cứu khảo cổ chứng minh được rằng, người Ai Cập và Su-me cổ có tập tục trang trí trứng làm quà tặng từ ít nhất 5.000 năm về trước. Như thế, quả trứng Phục Sinh chính là một phương tiện chuyển thông sứ điệp Phục Sinh = sự đổi mới và sức sống.

Hiện nay, những hình thức của quả trứng đã có nhiều thay đổi. Nhiều nơi các phụ huynh tặng trứng sôcôla cho trẻ em. Sôcôla được làm nóng lên khoảng 50 độ rồi cho vào khuôn đúc, sau đó lấy ra và vẽ hình tùy ý. Các xưởng làm sôcôla hiện nay đã sản xuất ra trứng sôcôla với nhiều kích cỡ và nhiều màu sắc cũng như hình vẽ nhằm phục vụ khách hàng.

Cuộc kiếm tìm những quả trứng phục sinh

Ngày lễ Phục Sinh, trẻ em được dẫn đến những khu vườn hoặc rừng dành cho lễ hội. Trứng được giấu trong các bụi cây, dưới những đám cỏ… để cho trẻ em đi tìm.

Sau này xuất hiện những quả trứng bằng nhựa dẻo, trong đó có một quà tặng như một vé xem phim, hay voucher ăn miễn phí… Công nghệ phát triễn, các game tìm trứng phục sinh xuất hiện ngày càng nhiều trên mobile và tablet vào thời gian này.

Lễ Phục Sinh và con thỏ

Thỏ - ngoài biểu tượng của sự sản sinh, còn là hình tượng của sức sống dồi dào, mạnh mẽ. Đặc biệt, chú thỏ gắn liền với truyền thuyết Ostara (còn gọi là Eastre). Tên của vị nữ thần mùa xuân này được sử dụng để đặt cho tên của lễ Phục Sinh (Easter). Có lần, nữ thần mang mùa xuân tới Trái đất muộn, khiến muôn loài phải chịu giá lạnh, trong đó có một chú chim sắp chết với hai cánh bị đóng băng.

Vì cảm thương, Ostara đã hô biến chú chim thành con thỏ cưng, ban cho nó khả năng đẻ trứng và khả năng chạy nhanh. Với khả năng này, nữ thần muốn chú thỏ sẽ đảm nhiệm công việc tặng quà cho trẻ em những khi xuân về.

Cuối cùng, bên cạnh hai hình tượng quả trứng và con thỏ còn là món jambon truyền thống thường xuyên có mặt trong các bàn ăn của tín đồ Thiên chúa giáo. Nếu thời điểm tròn trăng đầu tiên của mùa thu là lúc tốt nhất để ướp muối thịt lợn dự trữ, thì mùa xuân chính là khi người phương Tây “bầu bạn” với thức ăn tích trữ này. Có lẽ vì yếu tố “đúng thời điểm” mà món thịt lợn muối luôn có mặt trên bàn ăn dịp lễ. Và một “món” ưa thích của ngày lễ này nữa là Chocolate: trứng chocolate, thỏ chocolate hay đơn giản là các thỏi chocolate đủ mọi hình thù cũng là món quà mà nhiều người chọn tặng nhau nhân dịp lễ Phục sinh.

Sưu tầm từ nhiều nguồn

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan